3 lần đổi chủ
Dự án Nhà tái định cư và văn phòng cho thuê B6 Giảng Võ là dự án phá dỡ chung cư cũ xuống cấp để cải tạo xây dựng mới mang lại hy vọng về chỗ ở to đẹp hơn cho khoảng 100 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu nơi đây. Dự án được chia làm 2 khối nhà trong đó khu nhà tái định cư cao 19 tầng và khối văn phòng cao 22 tầng.
Dự án này đã được khởi động từ năm 2004 và đơn vị được giao thực hiện là công ty CP ICT. Tuy nhiên, năm 2007, công ty ICT đã không có đủ năng lực triển khai và hơn 100 hộ dân chung cư cũ B6 Giảng Võ đã tìm chủ đầu tư cho dự án là Tổng công ty 36 (TCT 36). Năm 2009, 100% các hộ dân đã di dời bàn giao mặt bằng cho Tổng công ty 36 triển khai xây dựng.
Sau khi được giao làm chủ đầu tư, TCT 36đã ký hợp đồng liên doanh với công ty Mefrimex, trong đó xác định TCT 36 chịu trách nhiệm thi công toàn bộ công trình. Công ty Mefrimex có nhiệm vụ thu xếp nguồn vốn cho dự án.
Tháng 7/2011, công trình được khởi công và dự kiến đến quý 1/2014 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, dự án B6 Giảng Võ đang tiến hành đào móng thì dừng lại vì chủ đầu tư không “cơ cấu” được bài toán lợi nhuận do dự kiến ban đầu xây 25 tầng, nhưng theo quy hoạch của thành phố thì “khu đất vàng” B6 Giảng Võ chỉ được xây tối đa 15 tầng.
Đến tháng 12/2013, UBND TP Hà Nội đã có quyết định cho phép TCT 36 được chuyển nhượng toàn bộ dự án nhà B6 cho công ty Mefrimex. Theo quyết định này, công ty Mefrimex sẽ chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện dự án.
Trong quá trình hợp tác liên doanh giữa TCT 36 và công ty Mefrimex diễn ra những khó khăn nảy sinh ngoài dự kiến. Hiện nay, do các bên không tự giải quyết được những vướng mắc trong quá trình hợp tác nên đã khởi kiện ra tòa Tòa án nhân dân huyện Đông Anh (TP. Hà Nội) và đang chờ tiến hành các thủ tục thụ lý vụ án. Vụ kiện này có thể sẽ kéo dài và tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và tương lai về ngôi nhà cho hàng trăm người dân B6 Giảng Võ vẫn mịt mờ.
Yêu cầu chủ đầu tư sớm có nhà cho dân
Liên quan đến sự việc này, chiều 23/3, UBND quận Ba Đình đã tổ chức cuộc họp với các bên liên quan để tìm giải pháp cho các hộ dân nhà B6 Giảng Võ sớm có nhà ở.
Báo cáo tại cuộc họp đại diện TCT 36 cho biết, TCT đã chuyển nhượng toàn bộ nhà ở tái định cư và văn phòng cho thuê nhà B6 Giảng Võ cho Công ty Mefrimex. Hai doanh nghiệp đã ký hợp đồng chuyển nhượng, bên mua là Công ty Mefrimex còn nợ TCT 36 khoảng 250 tỷ đồng (tiền hợp đồng chuyển nhượng là 156 tỷ đồng và tiền khác là 94 tỷ đồng). TCT 36 đã xuất hóa đơn cho Công ty Mefrimex. TCT 36 đề nghị Công ty Mefrimex thanh toán số tiền còn nợ.
Sau nhiều năm đắp chiếu và 3 lần đổi chủ, dự án đất vàng B6 Giảng Võ vẫn giậm chân tại chỗ.
Đại diện Cty Mefrimex cho rằng, Mefrimex cũng muốn sớm thực hiện dự án nhưng không thể được vì: dự án sau khi Mefrimex nhận chuyển nhượng, giấy phép đầu tư cho TCT 36 đã hết hạn từ năm 2012, dự án vẫn chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Toàn bộ mặt bằng của dự án hiện nay vẫn do TCT 36 quản lý.
Theo ông Nguyễn Hữu Tâm - đại diện Công ty Mefrimex, Công ty đang xin phép các cơ quan chức năng để hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án và đang xin phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư dự án từ “Xây nhà ở để phục vụ tái định cư tại chỗ cho 100 hộ dân nhà B6 và để kinh doanh dịch vụ văn phòng làm việc và cho thuê” sang thành “Xây nhà ở phục vụ tái định cư tại chỗ cho 100 hộ dân nhà B6, nhà ở để bán và kinh doanh dịch vụ văn phòng làm việc và cho thuê”. Làm được như vậy thì doanh nghiệp mới huy động và thu hồi được nguồn vốn.
Tuy nhiên, muốn có giấy phép đầu tư DN phải xin điều chỉnh phương án kiến trúc sơ bộ của dự án theo hướng dẫn mới của Sở Quy hoạch kiến trúc mà TP. Hà Nội. Đồng thời, Mefrimex cũng chưa sang tên được được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mới đang tiến hành xin phép Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định điều chỉnh giao đất…. Do vậy, Công ty muốn thực hiện dự án, xây nhà để các hộ dân nhà B6 sớm có nhà ở tái định cư cũng không thể thực hiện được.
Trong khi đó, tại đề xuất mới đây tập thể các hộ dân vẫn tiếp tục bày tỏ niềm tin vào chủ đầu tư mà mình đã chọn là Tổng công ty 36 tiếp tục làm chủ đầu tư xây dựng nhà B6 như thỏa thuận đã ký kết với hàng trăm hộ dân ở đây.
Với yêu cầu không thể kéo dài dự án, không để người dân đi thuê nhà ở hàng năm trời, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Đỗ Viết Bình nêu rõ quan điểm của quận là quyền lợi chính đáng của người dân phải được đảm bảo. Dù bất kỳ lý do gì thì cũng phải sớm hoàn thành dự án để người dân sớm có nhà ở.
Liên quan đến những vướng mắc trong quá trình kiển khai dự án, UBND Thành phố Hà Nội cũng có văn bản số 1513 trong đó ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó chủ tịch TP Hà Nội đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Ba Đình khẩn trương làm việc với các đơn vị liên quan để làm rõ và giải quyết xử lý thông tin kịp thời cho các hộ dân. Theo đó, trước ngày 31/3/2015 phải báo cáo về UBND TP.
Sau nhiều năm đắp chiếu và 3 lần đổi chủ với sự quyết liệt vào cuộc của chính quyền, người dân B6 Giảng Võ hy vọng sẽ sớm được trở về với ngôi nhà của mình.
Hồng Khanh
Tổng Công ty 36 làm chủ đầu tư Dự án B6 Giảng Võ" alt=""/>3 lần ‘sang tay’ dự án đất vàng B6 Giảng Võ có an phận?Từ góc nhìn của những người từng làm việc trong lĩnh vực game, hiện là giảng viên thiết kế game và truyền thông tương tác, chúng tôi thấy rằng, trở ngại lớn mà các nhà lập trình game Việt Nam phải vượt qua là “tư duy sản xuất”.
Kết quả từ 32 cuộc phỏng vấn của LacBird với đại diện các studio game từ quy mô nhỏ đến trung bình tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy, hầu hết các nhà thiết kế gặp khó khăn ở giai đoạn hình thành ý tưởng ban đầu. Do vậy, họ có xu hướng tìm kiếm các game được tải nhiều, bán chạy trên các kho ứng dụng và dành nhiều thời gian, tài chính để sao chép các sản phẩm này, thậm chí nhân bản chúng và chỉ thay đổi đồ họa, âm thanh.
“Tư duy sản xuất” này là hậu quả của việc đi theo lối mòn của các doanh nghiệp gia công phần mềm, làm giảm khả năng đổi mới, sáng tạo. Nếu muốn ngành thiết kế game Việt đứng vững và trở thành một phần của ngành công nghiệp game toàn cầu, cũng như tạo ra được các game độc đáo, chúng ta cần chuyển “tư duy sản xuất” thành “tư duy thiết kế sáng tạo”. “Thiết kế” ở đây bao hàm tư duy sáng tạo, lên ý tưởng, quá trình tưởng tượng và lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và phân tích, nghiên cứu và đánh giá, nghệ thuật, khoa học và công nghệ.
Chú trọng đào tạo bài bản nhân lực thiết kế game
Ngành game Việt Nam có tiềm năng trở thành trụ cột hàng đầu của nền kinh tế kỹ thuật số và có thể xây dựng vị thế nổi trội trên thị trường game toàn cầu. Song để làm được điều này, Việt Nam cần chú trọng đầu tư vào việc tạo ra những nhà thiết kế game được đào tạo bài bản, với đầy đủ kỹ năng cần thiết và khả năng thích ứng với công nghệ đang phát triển cùng xu hướng thị trường.
Đại học RMIT đã đưa vào giảng dạy chương trình Cử nhân Thiết kế game tại Việt Nam từ năm 2022. Với chương trình này, trường định hướng đào tạo ra những nhà thiết kế game với các kỹ năng cần thiết như lên ý tưởng, tư duy thiết kế, phân tích phản biện, giải quyết vấn đề, nghiên cứu, dẫn dắt cốt truyện, thiết kế màn chơi, thiết kế hệ thống, sáng tạo nội dung, xây dựng nguyên mẫu sản phẩm, cân bằng gameplay, kiểm thử sản phẩm… Trong đó, một trong những mục tiêu chính là giáo dục cho sinh viên cần và phải biết sáng tạo, đặt mình vào vị trí người dùng, người chơi để tạo ra sản phẩm phù hợp.
Từ kinh nghiệm triển khai ngành thiết kế game tại RMIT Việt Nam, chúng tôi thấy rằng cũng như các ngành học khác, trọng tâm của ngành là tạo ra tác động tích cực đến xã hội. Vì thế, cần giảng dạy, nghiên cứu và tạo ra những game nghiêm túc, có tác động tích cực đến xã hội và cộng đồng địa phương như game phục vụ mục đích giáo dục và chăm sóc sức khỏe, game mô phỏng, game phục vụ mục đích thiện nguyện, game kể chuyện bằng hình ảnh.
Chương trình đào tạo về thiết kế game là sự kết hợp giữa các môn học lý thuyết và kỹ thuật. Hoạt động nghiên cứu cần được khuyến khích trong mỗi môn học. Cùng với đó, cần tổ chức các buổi học trong studio, nơi sinh viên có thể suy nghĩ và thiết kế trong một không gian làm việc sáng tạo chuyên nghiệp, đồng thời phát triển các kỹ năng làm việc nhóm. Các sinh viên nên được dạy kết hợp các kỹ năng lập trình game để có khả năng thiết kế và lập trình game của riêng mình – tạo điều kiện để các em trở thành doanh nhân khởi nghiệp trong ngành game.
“Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về quy mô, công nghệ. Nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT, điện tử, Chính phủ và Bộ TT&TT đã triển khai chiến lược Make in Việt Nam với trọng tâm là thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa nói.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Hải Phong - Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công thương (Bộ Công thương) cho hay, các nhà cung cấp linh kiện điện tử Việt Nam đang được định vị ở cuối đồ thị nụ cười.
Các doanh nghiệp của chúng ta thường gắn với những khâu có giá trị gia tăng thấp như sản xuất, lắp ráp. Trong khi đó, các khâu quan trọng của chuỗi sản xuất như R&D, xây dựng thương hiệu, thiết kế, logistic, tiếp thị, bán hàng,... đều nằm trong tay doanh nghiệp ngoại.
“Các công ty Hàn Quốc thường có nhà cung ứng lớp 1 là doanh nghiệp Hàn Quốc. Cũng có một số nhà sản xuất Việt Nam trở thành đơn vị cung ứng lớp 1 nhưng số lượng rất ít, với các sản phẩm đơn giản. Các công ty Việt Nam chủ yếu tham gia vào lớp thứ 2 hoặc thứ 3 của chuỗi cung ứng này”,ông Phạm Hải Phong chia sẻ.
Theo chuyên gia của Bộ Công thương, ở lĩnh vực điện, điện tử, những nhà sản xuất FDI chiếm tỷ trọng lớn trong chuỗi cung ứng cho ngành. Các công ty Việt Nam vừa nhỏ, số lượng ít và năng lực cung ứng cũng không mạnh. Một số linh kiện điện tử mà Việt Nam có tiềm năng sản xuất là bộ dẫn điện, bảng mạch điện tử và các sản phẩm điện tử tiêu dùng như thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe,...
Chia sẻ về thực trạng của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có đặc thù là thâm dụng lao động lớn. Điều đó ngược hẳn với ngành công nghiệp điện tử ở các nước khác. Nguyên nhân do chúng ta chủ yếu tập trung vào khâu lắp ráp. Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Theo bà Hương, các doanh nghiệp điện tử nội địa đang gặp thách thức lớn về việc đảm bảo đủ năng lực về công nghệ, nhân lực và quản trị sản xuất.
Thách thức thứ hai đến từ những áp lực phải đảm bảo tiến độ và chất lượng hàng giao, đồng thời tuân thủ quy định khắt khe của người mua hàng (các công ty đa quốc gia). Bên cạnh đó là việc phải chịu sự đánh giá và kiểm soát của các công ty đầu chuỗi với những yêu cầu tối ưu hóa quá trình sản xuất hàng ngày.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương đề xuất Chính phủ và Quốc hội cần ban hành các chính sách một cách nhất quán, ổn định, có tiên lượng lâu dài, trong đó ưu tiên cho doanh nghiệp nội.
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam mong muốn các cơ quan Chính phủ thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật xuất nhập khẩu, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kinh doanh, kết nối thương mại.
Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, để giải quyết bất cập về chính sách, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm phần cứng điện tử Việt Nam, ngày 31/12/2022, Bộ TT&TT đã ký ban hành Thông tư 25/2022/TT-BTTTT về xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, nội dung số, phần mềm.
Đây là chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội trong sản xuất sản phẩm CNTT, giải quyết bất cập chênh lệch về thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện.
" alt=""/>Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang nằm dưới đáy “đường cong nụ cười”